ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CIF INCOTERMS 2020
Điều kiện giao hàng CIF (Cost Insurance and Freight) là một thuật ngữ thương mại quốc tế (Incoterms) được dành riêng cho vận chuyển hàng hải. Quy tắc CIF giống hệt với CFR ngoại trừ việc người bán phải chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa. Cập nhật mới nhất CIF Incoterms 2020
Khái quát về điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020
Trong điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020, người bán giao hàng cho người mua trên tàu, tại cảng vận chuyển (Port of Loading – POL) hoặc người mua (buyer) mua lại hàng hóa đã có sẵn trên tàu.
Người bán thông quan hàng hóa để xuất khẩu, tuy nhiên không có nghĩa vụ thông quan hàng hóa nhập khẩu hoặc quá cảnh qua nước thứ ba, cũng không phải trả bất kỳ thuế nhập khẩu hoặc thực hiện bất kỳ thủ tục hải quan nhập khẩu.
Người bán kí kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa (thuê tàu chở hàng), cung cấp mọi giấy tờ cần thiết và phải chịu mọi chi phí để đưa được hàng đến cảng đích
Địa điểm giao hàng là trên tàu, Rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua khi mà hàng hóa đã xếp an toàn trên tàu. Do đó, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho dù hàng hóa có thực sự đến điểm đích trong điều kiện tốt hay không, có đủ số lượng hay không.
Điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020
Với CIF Incoterms 2020, bạn cần lưu ý hai địa điểm là cảng đi và cảng đích:
- Cảng đi là nơi rủi ro về hư hỏng và mất mát đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua
- Cảng đích là điểm cuối nơi người bán lại phải chịu các chi phí vận chuyển.
=> Tức là chuyển giao rủi ro và chi phí ở 2 địa điểm khác nhau
Ví dụ, hàng hóa được đặt trên một con tàu ở Thượng Hải (vốn là một cảng) để vận chuyển đến Southampton (cũng là một cảng). Giao hàng ở đây xảy ra khi hàng hóa được đưa lên tàu ở Thượng Hải, với rủi ro chuyển cho người mua tại thời điểm đó dù người bán phải thực hiện hợp đồng vận chuyển từ Thượng Hải đến Southampton.
Hãy chú ý, việc vận chuyển có thể được thực hiện thông qua một số phương tiện khác nhau cho các chặng khác nhau của vận tải biển:
Ví dụ, cũng là một lô hàng từ Thượng Hải đến Southampton như trên, đầu tiên hàng được vận chuyển bởi một hãng vận tải bằng tàu trung chuyển từ Hồng Kông đến Thượng Hải, sau đó mới được xếp lên một tàu biển để đi từ Thượng Hải đến Southampton. Câu hỏi đặt ra ở đây là: rủi ro chuyển từ người bán sang người mua tại Hồng Kông hay tại Thượng Hải: việc giao hàng diễn ra ở đâu?
Chính vì lẽ đó, các bên nên thỏa thuận trước điều này trong hợp đồng mua bán.
Tuy nhiên, trong trường hợp không có thỏa thuận như vậy, vị trí mặc định chuyển rủi ro là khi hàng hóa đã được giao cho nhà vận chuyển đầu tiên, tức là trên tàu trung chuyển tại Hồng Kông. Điều này dẫn đến việc làm tăng thời gian mà người mua phải chịu rủi ro mất mát hoặc thiệt hại.
Trong hợp đồng mua bán CIF, thì hai bên sẽ ghi CIF + cảng đích
Ví dụ: CIF Hamburg Port, Germany – Incoterms® 2020
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng lại được chuyển giao ngay tại cảng đi nên hai bên cần ghi rõ chi tiết địa điểm bốc hàng lên tàu vào hợp đồng để xác định rõ điểm chuyển giao rủi ro.
Nếu trong hợp đồng vận chuyển giữa người bán và người vận chuyển đã bao gồm phí dỡ hàng tại cảng đích thì người bán có thể sẽ không được hoàn mức phí này từ người mua trừ khi hai bên đã thỏa thuận từ trước.
CIF INCOTERMS 2020 – Xanh dương: Chi phí | Vàng: Rủi ro | Cam: bảo hiểm
Chi tiết điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020
Các nghĩa vụ |
Nghĩa vụ người bán |
Nghĩa vụ người mua |
Nghĩa vụ chung | Người bán phải giao hàng hóa, hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa | Người mua phải trả tiền hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng |
Giao hàng | Giao hàng bằng cách xếp hàng an toàn lên tàu vào đã thỏa thuận tại cảng đi | Người mua nhận hàng từ hãng vận chuyển tại cảng đích |
Rủi ro | Chịu mọi rủi ro mất mát / thiệt hại cho đến khi hoàn thành việc bàn giao hàng hóa |
Tất cả các rủi ro mất mát / thiệt hại kể từ thời điểm giao hàng hoặc kết thúc thời gian thỏa thuận giao hàng. Nếu người mua không thông báo về cảng đích, rủi ro thuộc về người mua.
|
Vận chuyển | Kí kết và chi trả mọi chi phí cho hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho đến cảng đích |
Không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng với hãng vận chuyển
|
Bảo hiểm | Người bán phải mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp có bảo hiểm bổ sung thì người mua sẽ chi trả | Không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa |
Chứng từ giao hàng và vận chuyển | Cung cấp các chứng từ vận chuyển thông thường bản gốc và bản điện tử cho người mua tại cảng đích |
Kiểm tra và xác nhận moị bằng chứng về việc giao hàng
|
Thông quan xuất khẩu và nhập khẩu | Thông quan và chịu tất cả các chi phí thông quan xuất khẩu (giấy phép, bảo mật, kiểm hóa, vv). Hỗ trợ thông quan nhập khẩu | Hỗ trợ thông quan xuất khẩu. Thông quan, chịu tất cả các chi phí thông quan nhập khẩu và thủ tục giấy tờ liên quan (giấy phép, bảo mật, tài liệu chính thức). |
Kiểm soát | Người bán phải kiểm soát số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu và đóng gói hàng hóa theo đúng quy chuẩn | Không có nghĩa vụ |
Nghĩa vụ về chi phí | Người bán chịu mọi chi phí để vận chuyển hàng hóa tới khi giao hàng bao gồm:
|
Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm giao hàng:
|
Thông báo |
Thông báo rằng hàng hóa đã được xếp trên tàu.
|
Thông báo rõ thời gian nhận hàng và cung cấp tên cảng đích cho người bán |
Bảo hiểm hàng hóa trong điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020
Người bán phải ký hợp đồng bảo hiểm về nguy cơ mất; hoặc hư hỏng hàng hóa từ cảng giao hàng đến ít nhất là cảng đến. Điều này có thể gây khó khăn khi quốc gia đích yêu cầu mua bảo hiểm tại quốc gia của họ; trong trường hợp này, các bên nên xem xét bán và mua theo CFR.
Không giống CIP, sự thay đổi của CIF Incoterms 2020 không làm tăng số tiền bảo hiểm cần thiết cho hàng hóa; CIF duy trì mức bảo hiểm tối thiểu được xác định là mức C – mức thấp nhất. Đó đó, CIF thường được sử dụng trong các lô hàng có giá trị thấp hơn CIP. Tuy nhiên, điều kiện này vẫn để ngỏ cho các bên để thỏa thuận về mức độ bảo hiểm cao hơn.
Trong cả hai điều kiện giao hàng CIF và CIP; bảo hiểm có mức tối thiểu là 110% giá trị hàng hóa được quy định trong hợp đồng mua bán. Bảo hiểm sẽ chi trả cho mọi rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển ít nhất đến điểm giao hàng.
Mọi rủi ro hoặc trách nhiệm đối với hàng hóa từ người bán sang người mua; ngay khi hàng hóa được chất lên tàu trước khi vận chuyển quốc tế diễn ra.
Sử dụng Điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020 như thế nào?
CIF thường được sử dụng cho các sản phẩm nông nghiệp hoặc hóa chất khi người bán có chuyên môn; có sức mua về tải và vận chuyển đến khi cảng đích và khả năng bảo hiểm hàng hóa.
Điều kiện này cũng thường được áp dụng đối với hàng rời, dầu và hàng quá khổ.
Tất cả điều kiện giao hàng nhóm C bao gồm CIF; người bán có trách nhiệm ký hợp đồng vận chuyển quốc tế. Địa điểm chuyển giao trách nhiệm và rủi ro được chỉ định từ người mua.
Mặc dù người mua và nhà xuất khẩu ít kinh nghiệm có thể thích điều kiện giao hàng nhóm F hơn; nhưng điều kiện giao hàng nhóm C lại được những nhà xuất khẩu có kinh nghiệm hơn ưa chuộng . Những điều khoản nhóm C cho phép bạn giao dịch trực tiếp với hãng tàu; tài liệu, vận đơn và tất cả thông tin cần thiết cho L/C bắt nguồn từ một nơi duy nhất. Ngoài ra, sử dụng thuật ngữ nhóm C cung cấp cho bạn nhiều quyền lực đàm phán hơn; đặc biệt nếu bạn đặt nhiều hàng hóa với hãng tàu.
Điều kiện giao hàng CIF Incoterms 2020
Được sử dụng cho vận chuyển biển và thủy nội địa. Điều kiện giao hàng này không được khuyến khích sử dụng trong vận chuyển đa phương thức. Trong trường hợp có nhiều hơn 1 phương thức vận chuyển; hoặc người bán không thể đưa hàng được lên tàu trực tiếp mà phải gửi trước cho người chuyên chở thì hãy sử dụng CIP để thay thế.
(Nguồn online).
GỌI NGAY HOTLINE ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công Ty TNHH GN Xuất Nhập Khẩu Việt Mỹ (Vietmylogistic)
Thủ Tục Hải Quan – Vận Chuyển quốc tế: 0917 454 046 – 0916348046
Email: tansinh@vietmylogistic.com
Vận Chuyển Nội Đia: 0917 454 046 – 0947 993 113
Email: chungnguyen@vietmylogisitc.com
Website: www.vietmylogistic.com – Email: info@vietmylogistic.com